thanh menu

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tài Liệu

NGHIÊN CU MT S TÁC DNG DƯỢC LÝ CA LÁ SÂM VIT NAM
Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Thị Thu Hương
Trung tâm Sâm & Dược liệu Tp.Hồ Chí Minh, Viện Dược liệu
(Nhận bài ngày 5 tháng 3 năm 2004)
Summary
Study on pharmacological actions of Vietnamese ginseng leaves
Vietnamese ginseng leaves had the effect on the central nervous system, shorteningpent barbital-induced sleeping time in small doses and lengthening pentobarbital  - induced sleeping time in large doses. Vietnamese ginseng leaves extract (600,1200mg/kg p.o) and its total saponin (200mg/kg p.o) significantly recovered the stress-induced decrease in pentobarbital sleep to the normal level. In the other hand,Vietnamese ginseng leaves extract and its total saponin have the invigoration andantioxidant effects.
Key words: Vietnamese ginseng, Pentobarbital sleep,.Invigoration effect, antioxidant effect,antistress effect.

1. Đặt vấn đề
Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) thuộc họ Nhân Sâm (Araliaceae), là một loài tiêu biểu và quý của Việt Nam với bộ phận dùng chính là rễ củ, đã được nghiên cứu từ năm 1978 về thực vật, sinh thái, thành phần hóa học và tác dụng dược lý.Tất cả các bộ phận của cây đều được nghiên cứu nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu quý hiếm này [1].Vào năm 1998 - 2001, trong chương trình hợp tác với Trường Đại học Hiroshima - Nhật Bản, việc nghiên cứu thành phần hoá học của lá Sâm Việt Nam đã được thực hiện [2]. Đó là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về dược lý cơ bản. Bên cạnh việc nghiên cứu một số tác dụng dược lý điển hình của họ Nhân sâm, đề tài còn định hướng vào tác dụng của lá Sâm Việt Nam trên một số bệnh lý phổ biến của thời đại công nghiệp và đô thị hoá ngày nay như stress, lão hoá …Công trình này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu một số tác dụng dược lý cơ bản của lá Sâm Việt Nam dưới dạng cao chiết đã được tiêu chuẩn hóa như:
+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
+ Tác dụng chống stress.
+ Tác dụng tăng lực.
+ Tác dụng chống oxy hóa
Từ đo, tìm ra liều có tác dụng, xác định hoạt chất có tác dụng dược lý của lá Sâm Việt Nam.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu:
Lá cây Sâm Việt Nam ở cây trồng được 5 năm, được tiến hành chiết xuất theo phương pháp ngấm kiệt với cồn 45o cho ra
dạng cao đặc (cao lá). Thử nghiệm còn được thực hiện trên saponin toàn phần của lá Sâm Việt Nam, Notoginsenosid-Fc,
một saponin có hàm lượng cao. Dùng cao rễ củ Sâm Việt Nam (cao rễ) làm đối chiếu.
2.2. Súc vật nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, giống Swiss albino trọng lượng: 20 ± 2 gam/con do Viện Pasteur - Thành Phố Hồ Chí Minh cung cấp và được để ổn định ít nhất một tuần trước khi thử nghiệm.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thử nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương [3]
Thử nghiệm này nhằm chứng minh tác dụng kích thích hay ức chế hệ thần kinh trung ương của nguyên liệu thử, biểu hiện bằng rút ngắn hay kéo dài thời gian ngủ do barbital gây ra.
Súc vật thử nghiệm là chuột nhắt trắng, trọng lượng 20 ± 2 g, được chia làm 2 lô thử nghiệm:
- Lô đối chứng: cho uống nước cất.
- Lô thử : cho uống thuốc thử nghiệm.
Thuốc được uống trước 1 giờ, hoặc tiêm phúc mô trước 30 phút. Sau đó, tiêm phúc mô pentobarbital với liều 50 mg/kg. Thời gian ngủ của chuột được ghi nhận từ lúc mất phản xạ thăng bằng đến khi phục hồi lại phản xạ này.
3.2. Thực nghiệm stress cô lập và ảnh hưởng của stress lên giấc ngủ gây bởi barbital [4]
Súc vật được chia thành 2 nhóm :
- Nhóm bình thường : 8 -10 chuột được nuôi trong một nhóm.
- Nhóm stress : từng con được nuôi cô lập trong thời gian 4 tuần.
Cho súc vật uống nước hoặc nguyên liệu thử 1 giờ trước khi tiêm phúc mô barbital (pentobarbital liều 50 mg/kg). Thời gian ngủ của barbital được ghi nhận từ lúc mất phản xạ cho đến khi hồi phục lại phản xạ này.
Tác dụng antistress được đánh giá khi thuốc thử nghiệm hồi phục lại giấc ngủ barbital bị rút ngắn bởi stress về lại mức độ bình thường.
3.3. Thử nghiệm tác dụng tăng lực [3]
Dùng nghiệm pháp chuột bơi kiệt sức của Brekhman.
Ghi nhận thời gian bơi lần thứ nhất và lần thứ hai ở các lô thử và so sánh thống kê với lô đối chứng. Tác dụng tăng lực được đánh giá khi % thời gian bơi lần thứ hai / lần thứ nhất của lô thử lớn hơn % thời gian bơi lần thứ hai / lần thứ nhất của lô đối chứng.
3.4.Thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa [5]
Tách não chuột và nghiền đồng thể trong dung dịch đệm phosphat (pH=7,4) theo tỷ lệ 1:10 ở nhiệt độ 0-5oC. Lấy 1ml dịch đồng thể, thêm vào 0,2ml các nồng độ mẫu thử + 0,8ml đệm phosphat và ủ ở 37oC trong 15 phút (tự oxy hóa) hoặc ở 37oC trong 5 phút với hệ Fenton (FeSO4 0,1mM H2O2 15mM theo tỷ lệ 1:1). Kết thúc phản ứng bằng 1ml acid tricloacetic 10%, ly tâm lấy dịch trong cho phản ứng với 1ml acid thiobarbituric 0,8% ở 100oC trong 15 phút và đo màu ở l = 532 nm.
v Tính toán kết quả
- Hàm lượng MDA được tính theo công thức:
X =(ODthử / ODchuẩn) x nồng độ MDA chuẩn (nM/ml)
- Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) được tính theo công thức:
HTCO(%) = [(CMDA Chứng – CMDA Thử)/ CMDA Chứngx 100]
OD: mật độ quang
C: nồng độ
4. Đánh giá kết quả
Các số liệu được tính trung bình  X ± SEM  (Standard Error of the   Mean : sai số chuẩn của giá trị trung bình) và được xử lý thống kê dựa vào phép kiểm Student và Anova với độ tin cậy 95%.
III. Kết quả và bàn luận
3.1. Thử nghiệm trên hệ thần kinh trung ương
- Ở các liều thấp 60 mg/kg và 120 mg/kg cao lá Sâm Việt Nam có tác động rút ngắn thời gian ngủ của pentobarbital ở súc vật thí nghiệm, đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
- Thử nghiệm được thực hiện với những liều cao dần và ở liều cao là 1800 mg/kg, cao lá Sâm Việt Nam lại thể hiện tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kéo dài thời gian ngủ của súc vật gây bởi pentobarbital, còn ở liều 600 mg/kg và 1200 mg/kg thời gian ngủ ở súc vật thử nghiệm không khác biệt với lô đối chứng (bảng 1).
- Rễ củ Sâm Việt Nam có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương ở liều 2000 mg/kg và kích thích hệ thần kinh trung ương ở liều 10-100 mg/kg. Điều đó cho thấy có sự tương đồng trong tác dụng trên hệ thần kinh trung ương như ức chế thần kinh trung ương ở liều cao và kích thích thần kinh trung ương ở liều thấp.
Bảng 1: Tác động của cao lá Sâm Việt Nam lên thời gian ngủ gây bởi pentobarbital
Lô thử nghiệm
Liều (mg/kg)
Số thử nghiệm
Thời gian ngủ (phút)
Đối chứng
--
10
79,20 ± 4,65
Thử 1
60
10
58,70 ± 4,61*
Thử 2
120
10
67,60 ± 3,92*
Thử 3
600
10
73,40 ± 3,90
Thử 4
1200
10
83,90 ± 3,26
Thử 5
1800
10
120,80 ± 4,02*
* P< 0,05
3.2.  Thử nghiệm tác dụng trên stress cô lập
- Tương tự như cao rễ trên stress cô lập, cao lá Sâm Việt Nam liều 600, 1200 mg/kg đều thể hiện tác dụng phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn do stress, đưa trở về trạng thái bình thường. Trong khi đó, hợp chất notoginsenosid-Fc lại không thể hiện tác động này; điều đó chứng tỏ notoginsenosid-Fc không phải là hợp chất quyết định tác dụng.
- Ở liều 200 mg/kg, tác động chống stress của saponin toàn phần lá Sâm Việt Nam thể hiện rất rõ, đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Như vậy, trong thành phần saponin của lá Sâm Việt Nam có hoạt chất chống stress.
- Với Sâm Việt Nam,  cả  rễ và lá, liều có tác động chống  stress thì không  ảnh hưởng  lên thời
gian ngủ ở nhóm không bị stress. Điều này cho thấy tính thích nghi của Sâm Việt Nam trong tác động chống stress hơn hẳn những thuốc tổng hợp có tác dụng tương đương (Diazepam).
- Trong cao rễ Sâm Việt Nam, majonosid-R2 đã được chứng minh là hoạt chất có tác dụng chống stress [4]. Đó là một  saponin có cấu trúc vòng ocotillol . Điểm lại thành phần hóa học của lá Sâm Việt Nam, trong nhóm saponin có cấu trúc vòng ocotillol cũng có saponin chiếm tỷ lệ khá cao mà lại là một vina-ginsenosid. Điều này cho ta suy nghĩ về hướng nghiên cứu tiếp  theo trên thực nghiệm chống stress để tìm ra hoạt chất hay nhóm hoạt chất chống stress trong lá Sâm Việt Nam


Bảng 2: Tác dụng của các nguyên liệu thử trên thời gian ngủ của pentobarbital trong mô hình stress cô lập.
Lô thử nghiệm
Liều thử nghiệm
(mg/kg)
Số lần thử nghiệm
Thời gian ngủ (phút)
Nhóm bình  thường
Nhóm stress
Đối chứng
Cao lá

Cao rễ củ- thân rễ
--
600
1200
200
9
9
9
9
65,22 ± 4,90
76,44 ± 6,16
76,11 ± 5,02
70,56 ± 8,95
49,10 ± 8,23 #
67,33 ± 4,21 *
69,00 ± 6,75 *
73,56 ± 4,75 *
Đối chứng Saponin

--
100
200
10
10
10
70,40 ± 3,88
71,50 ± 3,10
73,20 ± 4,22
53,20 ± 3,88 #
54,10 ± 3,68
70,50 ± 5,63*
Đối chứng N-Fc


Diazepam
--
5
10
20
0,05
0,50
10
10
10
10
10
10
71,00 ± 3,97
70,50 ± 2,62
69,30 ± 3,75
72,40 ± 5,31
72,40 ± 4,29
83,80 ± 3,37 *
52,40 ± 3,78#
47,50 ± 2,90
47,20 ± 3,60
47,00 ± 3,97
64,10 ± 4,27
72,70 ± 3,13 *

#  P < 0,05 : so sánh giữa nhóm stress và nhóm bình thừơng
*  P < 0,05 : so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm dùng thuốc


3.3. Thử nghiệm tác dụng tăng lực:
Ở những liều 600, 1200, 1800 mg/kg, thời gian bơi lần thứ hai ở các lô thử đều không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với thời gian bơi lần thứ nhất. Tuy nhiên, sau khi dùng cao lá Sâm Việt Nam, tỷ lệ % thời gian bơi lần thứ hai / lần thứ nhất cao hơn so với lô đối chứng.
So  với  rễ củ Sâm Việt Nam,  tác  dụng  tăng
lực thể hiện ở những liều nhỏ (5-100 mg/kg). Ở đây, liều thể hiện tác dụng ở lá và rễ củ không tương đương nhau và liều ở lá khá cao so với rễ củ. Điều này có thể là do sự phối hợp đưa đến tác dụng của các thành phần có trong cao lá khác với thành phần hoạt chất trong cao rễ củ hay cũng có thể là do cơ chế tác động khác nhau.
Bảng  3: Thời gian bơi lần thứ nhất và lần thứ hai của các lô thử nghiệm.
Lô thử nghiệm
Liều thử nghiệm
(g/kg)
Số lần thử nghiệm
Thời gian bơi (phút)
% thời gian bơi     lần thứ hai / lần thứ nhất
Lần thứ nhất
Lần thứ hai
Đối chứng


10
52,40 ± 5,18
33,30 ± 2,37*
63,55
Thử 1
600
10
48,70 ± 3,80
38,70 ± 4,52
79,47
Thử 2
1200
10
47,40 ± 5,16
37,00 ± 5,32
78,06
Thử 3
1800
10
52,80 ± 3,77
45,70 ± 3,78
86,55
 * P< 0,05
3.4. Khảo sát tác dụng chống oxy hóa của lá Sâm Việt Nam
- Kết quả ở bảng 4 và bảng 5 cho thấy saponin và cao lá Sâm Việt Nam (nồng độ 5-100 mcg/ml) ức chế sự tạo thành MDA, một sản phẩm sinh ra trong quá trình peroxy hoá lipid trong mô não. Tác động này tương tự như Trolox, một đồng phân của vitamin E (nồng độ 100 mcg/ml) là một chất chống oxy hóa điển hình.
- Hợp chất notoginsenosid-Fc ở nồng độ 25-100 mcg/ml lại không thể hiện tác động ức chế sự hình thành MDA ở cả 2 mô hình thử nghiệm :  tự
oxy hóa và có hệ Fenton xúc tác, chứng tỏ notoginsenosid-Fc không phải là hoạt chất quyết định tác dụng này.
- Với nghiên cứu trứớc đây [6], saponin của rễ củ Sâm Việt Nam có tác dụng ức chế sự hình thành MDA ở nồng độ 50-500 mcg/ml, chứng tỏ saponin của lá Sâm Việt Nam có tác dụng ở nồng độ thấp hơn.  Cần khảo sát tiếp theo trên thực nghiệm in vivo dưới ảnh hưởng của stress tâm lý và  tìm ra hoạt chất chống oxy hóa  của lá Sâm Việt Nam để mở ra những công dụng tiếp theo của nó trong tương lai. 

OD: mật độ quang
C: nồng độ
4. Đánh giá kết quả
Các số liệu được tính trung bình  X ± SEM  (Standard Error of the   Mean : sai số chuẩn của giá trị trung bình) và được xử lý thống kê dựa vào phép kiểm Student và Anova với độ tin cậy 95%.

IV. Kết luận
1. Cũng như tác dụng của rễ, tác dụng của lá Sâm Việt Nam trên hệ thần kinh trung ương phụ thuộc vào liều thử nghiệm, kích thích thần kinh trung ương ở liều thấp và ức chế thần kinh trung ương ở liều cao. Đó là một trong những tác dụng cơ bản và điển hình của một số cây thuộc họ Nhân sâm.
2. Cao lá Sâm Việt Nam ở các liều thử nghiệm  600, 1200 mg/kg, saponin toàn phần ở liều 200 mg/kg có tác dụng phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress đưa trở về trạng  thái bình thường. Ở liều này, nó không gây ảnh hưởng trên thời gian ngủ của pentobarbital ở chuột bình thường. Hợp chất notoginsenosid-Fc ở các liều thử nghiệm lại không thể hiện tác động; như vậy notoginsenosid-Fc không phải là hợp chất quyết định tác dụng này.
3. Cao lá Sâm Việt Nam ở các liều thử nghiệm 600, 1200, 1800 mg/kg có tác dụng chống nhược sức, hồi phục thể lực cho các hoạt động quá sức, mệt mỏi.
4. Ở cả 2 trường hợp tự oxy hóa và có hệ xúc tác Fenton, cao lá Sâm Việt Nam và saponin toàn  phần lá Sâm Việt Nam đều thể hiện tác động chống oxy hoá, ức chế sự hình thành MDA và saponin toàn phần lá Sâm Việt Nam có tác dụng chống oxy hoá mạnh hơn.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét